|
-
Hội CCB tỉnh Nghệ An thành lập vào ngày 14/3/1990. Từ ngày đầu thành lập, Hội luôn quan tâm và chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục CCB phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Hội, của địa phương trong thời kỳ đổi mới. Công tác tuyên truyền của Hội được tiến hành sâu, rộng, với nhiều hình thức phong phú, trong đó có việc xuất bản Tờ tin (nay là Bản tin CCB Nghệ An). Dưới sự chỉ đạo của BCH, trực tiếp là Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội, Bản tin không ngừng đổi, mới nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm cụ chính trị của tổ chức Hội.
-
6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới, khu vực, Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp; nhất là cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng, tác động nhiều mặt đến nước ta. Việc kiện toàn bộ máy của hệ thống chính trị theo mô hình mới, đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết; cả về tư tưởng, tổ chức và chính sách.
-
Gánh trọn “ba vai” (Chi ủy viên kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận xóm (CTMT), Chi hội trưởng Chi hội Cựu Chiến binh (CCB), người uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ông Lô Văn Hợp, xóm Thắm, xã Hoàn Long, huyện Tân Kỳ luôn đề cao trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu, góp phần từng bước thay đổi diện mạo của thôn xóm.
Ông Lô Văn Hợp (người đứng thứ 2 bên phải sang) được UBND huyện tặng Giấy khen cho người uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc.
-
Trong những năm qua phong trào Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo Bác đã và đang lan rộng trên địa bàn xã Chi Khê, huyện Con Cuông. Nhiều CCB đã gương mẫu, tích cực thực hiện các phong trào của địa phương, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Trong đó, điển hình là CCB Lê Văn Tam, sinh năm 1958, Trưởng thôn Bãi Ổi, xã Chi Khê.
-
Một ngày tháng 3/2025, lãnh đạo xã Phúc Thọ, thành phố Vinh và gia tộc họ Nguyễn Đình, đã tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ Nguyễn Đình Dương, sinh năm 1951, hy sinh tại căn cứ Đồng Dù, phía Tây cửa ngõ Sài Gòn, trước có gần chục tiếng đồng hồ chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (11h ngày 30/4/1975), góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Được cất bốc chuyển từ Nghĩa trang huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh về an táng tại quê nhà.
-
Từ Nghĩa Đàn (nay là thị xã Thái Hòa) chúng tôi. Năm 1974 sau khi tốt nghiệp lớp 10 phổ thông, chúng tôi nô nức lên đường nhập ngũ. Tháng 10 năm đó, trời mưa ròng rã, dòng sông Hiếu ngập mênh mông. Từ làng Đong, chúng tôi qua sông bằng những chiếc đò dân sinh, tập kết tại bến xe Nghĩa Đàn. Bắt đầu chặng đầu tiên vào Nam chiến đấu, giải phóng Miền Nam. Xe chở chúng tôi đến thành phố Vinh; từ đó hành quân đường bộ qua huyện Hưng Nguyên vào Hà Tĩnh. Trời vẫn mưa to kéo dài, lại vượt sông Lam bằng đò. Điểm tập kết của chúng tôi, là xã Sơn Lĩnh, huyện Hương Sơn, đơn vị đầu tiên của chúng tôi, là Đoàn 22, Quân khu 4. Năm đó, do mưa lũ kéo dài nên sông ngàn sâu nước ngập dâng cao; kỷ niệm đầu tiên của tôi là: Đêm đó trắng đêm cùng Nhân dân sơ tán chạy lụt.
-
Đại tá, Cựu chiến binh (CCB), Anh hùng LLVTND Trần Hữu Bào, sinh năm 1950, quê ở xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 968, Quân khu 4. Năm 17 tuổi (12/7/1967) ông lên đường nhập ngũ, được biên chế vào c5, d8, e66, f304, tham gia chiến dịch giải phóng Khe Sanh, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (năm 1968). Kỷ niệm sâu sắc của ông trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là “45 ngày chốt giữ cao điểm 595”.
-
Bị thảm bại trên cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam năm 1972, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân chiến đấu khỏi miền Nam. Thời cơ lớn cho cuộc kháng chiến của dân tộc ta xuất hiện. Để định ra phương lược cho cách mạng miền Nam, ngày 24-5-1973, Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng, xác định: “Đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao; kiên quyết đánh bại âm mưu và hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri của địch; giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, chuẩn bị điều kiện đầy đủ nhất để có thể chủ động đối phó với địch trong mọi tình huống, sẵn sàng đưa cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”.
-
50 năm về trước, vào những ngày cuối tháng Tư lịch sử, khi thời cơ “Một ngày bằng 20 năm” đã đến, với tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và quyết thắng”, dân tộc Việt Nam đã ghi thêm một chiến công oanh liệt mới “Đại thắng mùa Xuân năm 1975” với đỉnh cao là chiến dịch được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Quân và dân ta đã đánh thắng một kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ, kết thúc 30 năm kháng chiến trường kỳ, vô cùng khốc liệt với nhiều hy sinh, mất mát của cả dân tộc để giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối, chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta. Đây là chiến công vang dội nhất, hào hùng nhất trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, như một trang sử chói lọi của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc. Đưa Tổ quốc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và cả nước đi lên CNXH.
-
Qúy 2/2025, diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 135 năm, ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025); tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đây là thời điểm Đảng, Nhà nước ta đang quyết liệt triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, để đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
|
|