image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BẠN GIÀ

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 những bài học lịch sử về “Chiếu cầu hiền” được tăng lên nhanh chóng về việc trọng dụng trí thức và nhân tài của Đảng và Bác Hồ. 

Các vị nhân sĩ trí thức kể cả các quan lại trước cách mạng tháng 8 năm 1945 được Bác Hồ trân trọng và xem như những người bạn già. Đó là những bậc cao niên có tài, có sức, đặc biệt là có lòng yêu nước được mời cùng chung sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Có thể nói, nhiều câu chuyện hết sức xúc động xung quanh việc Bác Hồ trọng dụng và quý mến người hiền tài. Chuyện kể rằng vào thời kì đầu tại An Toàn Khu Việt Bắc Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời các vị chức sắc cùng dự cuộc vui, mừng sinh nhật Bác Hồ. 

Anh-tin-bai

Bác Hồ với cụ Huỳnh Thúc Kháng

Cụ Vi Văn Đình từng ngồi ghế Tổng đốc của một tỉnh lớn thời thuộc Pháp được mời phát biểu. Cụ Vi Văn Đình nói: 

Thưa Cụ Hồ. 

Thưa quý vị. 

Tôi được anh Tô (*) mời tới dự sinh nhật Cụ Hồ. Tôi biết anh Tô sẽ cảm ơn tôi. Do đó, tôi xin được cảm ơn trước cho đúng lễ nghĩa Việt Nam “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Sau đó Cụ rút trong túi áo ra bức thư tay của Cụ Hồ viết, đọc to cho mọi người trong hội trường đều nghe: 

Kính gửi Cụ Vi Văn Đình! 

Được biết sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, cụ về Cao Bằng sống ẩn dật ở vùng cao. Trong lúc quốc gia bề bộn việc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thiếu quá nhiều người có tài về hành chính như cụ. Hồ Chí Minh tôi thật lòng kính mời cụ về Hà Nội nhận chức cố vấn cho Chính phủ”. 

Đọc xong bức thư cụ Vi Văn Đình vốn là người giữ phép tắc cổ truyền, cụ quỳ gối trước Cụ Hồ, Bác nhanh nhẹn bước ra đỡ cụ đứng dậy. Cụ Vi Văn Đình vô cùng xúc động, phát biểu tiếp: “ Thưa Cụ Hồ kính mến! Ngày đó tôi tưởng Cụ gọi tôi về Hà Nội để xử tội tôi làm quan cho thực dân, hóa ra lại là Cụ sử dụng cái tài hèn mọn của tôi”. Cụ vừa nói xong, cả hội trường đứng dậy hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm!” “Đoàn kết, Đoàn kết! Đại Đoàn kết!” 

Cũng tại Chiến khu Việt Bắc, năm 1948 cụ Võ Liêm Sơn, một nhân sĩ nổi tiếng đến thăm Bác Hồ. Một chuyến đi đường xa ngàn dặm của cụ Võ Liêm Sơn khiến Bác Hồ rất xúc động. Bác có bài thơ tặng cụ Võ Liêm Sơn: 

Bản dịch: “Ngàn dặm cụ tìm đến/ Một lời trăm cảm thông/ Thờ dân tròn đạo hiếu/ Thờ nước vẹn lòng trung/ Cụ đến, tôi mừng rỡ/ Cụ đi tôi nhớ nhung/ Một câu xin tặng cụ/ Kháng chiến ắt thành công”. 

Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876. Quê quán xã Thạch Bình, Tiên Phước, Quảng Ngãi. Cụ đỗ tiến sĩ năm Giáp Thìn (1904). Bác Hồ và cụ Huỳnh Thúc Kháng là đôi bạn già đã từng chung tay chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam khi gặp cơn bão lớn. Thời gian Bác Hồ đi thăm nước Pháp theo lời mời của chính phủ Pháp, việc nước giao phó lại Cụ Huỳnh - quyền Chủ tịch nước. Với cương vị đó Cụ mãi nhớ lời Bác Hồ nói trước khi lên đường: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Được Bác Hồ mời cụ ra gánh vác việc nước, cụ cảm thấy đời mình đã gặp được người tri kỉ, một người bạn lớn, chỉ tiếc là mình tuổi đã cao. Cụ có bài thơ nói lên nỗi niềm của kẻ sĩ từng nổi tiếng khắp chốn nước Nam. 

Bài thơ chữ Hán, Cụ tự dịch: 

“Nghĩ ta, ta cũng nực cười./ Nhà nhà ba cõi, người người bốn phương/ Nghĩ đến nước, đến làng, đến họ/ Có hay không, không có có không/ Bảy tuần tóc bạc như bông/ Được người tri kỉ thôi xong đã già”. 

Thời gian này, Bác Hồ vẫn còn thăm nước Pháp, Bác nhận được thư của Cụ Huỳnh. Trong thư còn có câu rất hóm của Cụ vị tiến sĩ họ Huỳnh: 

“Năm mươi sáu tuổi vẫn chưa già/ Cụ ông thì thấy, cụ bà thì không”. Nhận được thư của cụ Huỳnh, Bác Hồ có thư gửi Cụ. Còn có bài thơ bốn câu vừa vui vừa hóm hỉnh, vừa là tâm sự của đôi bạn già với cương vị hai nhà lãnh đạo lớn của đất nước: 

“Nghĩ chẳng ra thơ để trả lời/ Nhớ Cụ Huỳnh lắm, cụ Huỳnh ơi! / Non sông một gánh chung nhau gánh/ Độc lập xong rồi, cưới vợ thôi!” 

Với Bác Hồ có vô vàn nét đẹp, kể sao cho xiết. Trong số đó, vui vẻ, trẻ trung, hóm hỉnh là nét đẹp kì diệu của Người đã khích lệ chúng ta. 

 

 


(*) Thủ tướng Phạm Văn Đồng