image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãi

Nghĩa Lộc là một xã miền núi của huyện Nghĩa Đàn có tổng diện tích tự nhiên 5.101 ha (đất sản xuất Nông nghiệp 1.657.18 ha, đất Lâm nghiệp 2.296.4 ha). Từ những năm 2020 trở về trước xã được xếp khu vực II là xã khó khăn về kinh tế - xã hội.

Anh-tin-bai

CCB Hà Văn Thu (bên phải) báo cáo kết quả quản lý sử dụng vốn vay với Tổ trưởng Tổ TK&VV xã Nghĩa Lộc. 

Những năm qua Ngân hàng Chính sách - Xã hội (NHCSXH) huyện đã có chương trình cho vay hộ sản xuất vùng khó khăn, nhờ đó hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã đã được tiếp cận từ nguồn vốn vay ưu đãi này, có thêm nguồn lực để đầu tư vào cải tạo vườn tạp, trồng rừng, mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng khép kín…Đặc biệt xã Nghĩa lộc có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, từ chương trình cho vay của NHCSXH huyện, đa số các hộ gia đình đã đầu tư vào trồng rừng cây keo nguyên liệu. Riêng Hội Cựu chiến binh được giao quản lý 9 tổ TK&VV với số hộ được vay vốn 321 hộ, trong đó chương trình cho vay (HSXVKK) 147 hộ, điển hình tổ TK&VV xóm Ấp Mỹ có 50% là hộ đồng bào dân tộc Thái. Trong số đó nổi lên có gia đình CCB Hà Văn Thu.

Hà Văn Thu sinh năm 1985 là người dân tộc Thái, gia đình anh được chính quyền địa phương giao 3,2 ha đất rừng sản xuất. Lúc bấy giờ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nguồn vốn đầu tư vào sản xuất lại càng khó xoay xở. Được Hội CCB xã tuyên truyền, hướng dẫn, anh đã làm đơn xin vay vốn của NHCSXH 50 triệu đồng. Số tiền được vay anh đã đầu tư mua cây giống, thuê nhân công phát dọn thực bì và tiến hành trồng keo. Theo quy định Hội kiểm tra vốn vay trong vòng 30 ngày giải ngân, khi xuống trực tiếp kiểm tra gia đình cho hay đồi keo của anh đã trồng xong; số tiền vay của (NHCSXH) anh chị đã chi phí hết, số còn thiếu bên bán giống họ cho nợ khi nào có tiền trả sau.

 Nhờ được tham gia lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, cộng với đức tính cần cù, chịu khó, vợ chồng anh đã tích cực chăm sóc vườn keo theo đúng quy trình kỹ thuật, đến nay đồi keo của anh phát triển tốt đã đến kỳ thu hoạch. Hiện đã có khách đến trả 250 triệu nhưng anh chưa đồng ý bán. Anh cho biết “với số tiền bán keo đợt này anh dự kiến: Trước hết trả nợ cho Ngân hàng 50 triệu, 40 triệu để tái sản xuất trồng lại cây keo sau khi thu hoạch, số tiền còn lại đầu tư cho con học hành và đầu tư xây dựng mới chuồng trại nuôi gà thả đồi”.

Là hội viên Cựu chiến binh còn trẻ, nay đã có số vốn tương đối khá để tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Tin rằng với ý chí quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tương lai không xa gia đình anh Thu trở thành hộ khá giàu, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 

Đào Công Đường