Đến Quỳnh Nghĩa một xã ven biển thuộc
vùng bãi ngang huyện Quỳnh Lưu, chắc hẳn khi hỏi đến ông Sinh thợ mộc có lẽ ai
ai cũng biết, vì ông có tay nghề trên 30 năm và làm phó sàm nhà oai bẩy nổi tiếng
25 năm nay, trên khắp các tỉnh, thành trong cả nước và ratận huyện đảo Phú Quốc.
Ông Phạm Hữu Sinh, sinh năm 1956, ở thôn 5, xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu,
Nghệ An, trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bố ông là đảng viên, từng
làm Phó chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Đoàn kết, anh trai Phạm Hữu Quỳnh, liệt sỹ trong
thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Phát huy truyền thống của quê hương, gia đình, theo
tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ngày 05/8/1976 ông Phạm Hữu Sinh lên đường
nhập ngũ, huấn luyện ởTiểu đoàn 26, Sư đoàn 31. Tháng 6/1977, Sư đoàn cơ động
vào tỉnh An Giang làm nhiệm vụ “tẩy chua,
rửa mặn” cải tạo đồng bằng Sông Cửu Long; tháng 4/1978 chấp hành mệnh lệnh
của Bộ Quốc Phòng, Sư đoàn cơ động đếntỉnh Tây Ninh, sáp nhập với Quân Đoàn 3
chiến đấubảo vệ tuyến biên giới Tây Namvà làm nhiệm vụ Quốc tế giúp Campuchia
đánh trả bọn Khơ me đỏ,Pol Pot - Ieng Sary, ông bị thương điều trị tại Bệnh viện
Tiền phương; tháng 5/1979 ông được biên chế vào Trung đoàn 977, Sư đoàn 31, QĐ
3, hành quân ra biên giới tỉnh Lạng Sơn, làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Biên giới
phía Bắc. Tháng 9/1983 ông được phục viên về địa phương, hưởng chế độ thương
binh 4/4 và bệnh binh 3/3.
Chú thích ảnh: Ông Phạm Hữu Sinh điều khiển hạng mục cuối cùng để dựng nhà cho khách máy chạm trổ gỗ vi tính
Khi trở về địa phương, ông vào Hợp tác xã (HTX) Đoàn
Kết, khai thác hải sản. Được một thời gian, Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã đề
ra đường lối đổi mới trên lĩnh vực kinh tế,chuyển toàn bộ cơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp, sang cơ chế hạch toán, lời ăn, lỗ chịu. HTXĐoàn Kết
không theo kịp và tự giải thể sau đó mấy năm. Đứng trước thực trạng khó khăn
chung của xã hội và gia đình, ông là một bệnh binh, thương binh, thấm nhuần lời
dạy của Bác “Thương binh tàn, nhưng không
phế”,ông trăn trở tìm nghề mới sao phù hợp với điều kiện, khả năng, để có
thu nhập nuôi 2 con nhỏ ăn học…
Buổi đầu mới vào nghề mộc (sàm nhà oai bẩy) ông còn
bỡ ngỡ, nhiều lúc ông cảm thấy khó khăn, định bỏ cuộc.Nhưng được anh em đùm bọc,
động viên, giúp đỡ,ưu tiên, ông chỉ làm những việc đơn sơ. Dần dần thạo việc, cứ
thế tay nghề của ông càng ngày một đi lên và trở thành thợ chính lúc nào không
hay. Vốn thông minh, năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó và bản lĩnh của một
người lính trận. Năm 2000, ông mạnh dạn tách tổ thợ và đứng lên làm chủ sơ sở,
nhận (sàm nhà oai bẩy) cho khách bình thường, đếnkhách hàng nhiều tiền, khó
tính. Vì không những đường nét chạm trổsắc sảo, mẫu mã tươi tắn, mộng thắt chắc
chắn, kín đẹp, bóng bẫy, mà ông còn được khách hàng khen mát tay, những nhà ông
làm cho các gia chủ đều ăn nên làm ra. Tiếng lành, đồn xa, từ trong Nam, ngoài
Bắc, họ cứ mách nhau và nhiều người đến đặt hàng (sàm nhà oai bẩy) vừa mang
tính cổ kính mà hiện đại, nhiều nhà thờ họ ở Diễn Châu, Yên Thành, được ông lấy
mẫu sàm, chạm trổ tài hoa, nên ai nấy đều khen, vì vậy mỗi năm ông nhận từ 8-
10 nhà, cứ thế tổ thợ của ông lúc đông khoảng 20 thợ, lúc ít cũng 10 thợ, trong
đó ông đã tạo công ăn việc làm ổn địnhcho một số hội viên và con em trong Hội
CCB. Ông trả lương cho thợ mỗi tháng bình quân 12 triệu đồng/lao động. Ngoài
chi phí và trả công thợ, ông còn thu về mỗi năm cho gia đình gần 200 triệu đồng.
Từ tiền tích
lũy, ôngmở rộng nhà xưởng, mua2 máy chạm trổ trên 400 triệu đồng và đầu tư thêm
một số máy móc để giảm bớt sức lao động. Sẵn có tay nghề, ông tự làm nhà oai bẩy
2 vầy cho con trai, tách hộ ra ở riêng, trị giá gần 2 tỷ đồng, căn nhà to đẹp,
khang trang, xếp vào loại tốp đầu trong khu vực, ngoài ra ôngđầu tư cho đứa con
thứ 2 đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.
Không những có tay nghề giỏisàm nhà nổi tiếng, ông Sinh
còn là một CCB, thương binh, bệnh binhgiàu nghị lực, gương mẫu, đi đầu trong việc
ủng hộ xây dựng nông thôn mới ở địa phương, đồng thời ông còn tích cực ủng hộ và
vận động người thân ở khu dân cư tham gia các cuộc từ thiện nhân đạo do MTTQ, tổ
chức Hội phát động và vận động, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái. Chính
vì vậy, nhiều năm liền, ông được Hội CCB tỉnh chứng nhận, đạt danh hiệu hội
viên sản xuất, kinh doanh giỏi. Tại hội nghị tổng kết thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn
2019-2024 của xã, ông vinh dự được hội nghị bầu đại biểu đi dự Tổng kết 5 năm “Cựu chiến binh gương mẫu” của huyện.
Từ nghị lực và việc làm của ông trong những năm
qua, có thể khẳng định rằng,ông Phạm Hữu Sinh, là hội viên CCB, thương binh, bệnh
binh, sống giữa đời thường thật đáng trân quý và tự hào, để cho hội viên noi
theo, đồng thờikhắc sâuhình ảnh về“Người
lính Cụ Hồ” trong lòng dân./.