image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
“Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng”

Những năm sáu mươi của thế kỷ trước, bài thơ “Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng” của Ara-gông (Nhà thơ Pháp) do Tố Hữu dịch đã được đông đảo quần chúng ưa thích. Hơn sáu thập kỷ đã trôi qua nhưng sức sống mãnh liệt của bài thơ ấy giờ đây vẫn còn làm xúc động trái tim của hàng triệu người Việt Nam.

Anh-tin-bai

Ảnh: Internet

Trước hết xin giới thiệu vài nét về tác giả Lui Ara-gông (Loui Aragon 1897 - 1982) là một trong những nhà thơ có uy tín của nước Pháp. Trong suốt 85 năm, Ara-gông đã sống trong thời đại mà Tổ quốc ông đã trải qua những năm tháng chứa chất nhiều xung đột gay gắt. Ông đã hai lần gia nhập quân đội Pháp để chống lại giặc Đức, giặc Ma-rốc, từng làm Tổng biên tập một tờ báo Đảng, nhiều năm ông là y viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp...Ông đã sáng tác gần sáu trăm bài thơ, trong đó có bài: “Bài thơ tặng Đảng” (Ta quen gọi là bài “Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng”).

Như chúng ta đã biết, quần chúng Nhân dân từ lâu đã nhận thức sâu sắc rằng lý tưởng cao đẹp của Đảng là ánh sáng soi rọi đường đi cho mọi cuộc đời. Mỗi người tiếp nhận lý tưởng đó từ bản lĩnh của họ, từ sự thôi thúc của tình cảm cách mạng qua thử thách trên mỗi chặng đường. Trước Ara-gông, hình tượng Đảng đã được khai thác và biểu hiện qua một số tứ thơ quen thuộc như: Đảng là trí tuệ, Đảng là ánh sáng mặt trời, Đảng là niềm tin, Đảng là người mẹ hiền, Đảng đã cho ta cả một mùa xuân,...

Với Ara-gông, người đọc bắt gặp một tứ thơ hoàn toàn mới lạ: “ĐẢNG ĐÃ CHO TÔI SÁNG MẮT, SÁNG LÒNG”. Ta thấy hình tượng thơ “sáng mắt, sáng lòng” ở đây không hề trừu tượng, chung chung, trái lại rất cụ thể và giàu ý nghĩa tượng trưng. Hình tượng “SÁNG MẮT” đã khái quát được công ơn trước hết, đầu tiên của Đảng là đã cho mỗi chúng ta một cách nhìn sáng suốt, một thế giới quan cộng sản cao cả, Đảng đã chỉ cho mỗi chúng ta khi nhìn vào xã hội, phải thấy được đâu là mâu thuẫn cơ bản, làm cách nào để giải quyết mâu thuẫn, con đường xã hội sẽ đi đến đâu...và hình tượng “SÁNG LÒNG” đã khái quát công ơn thứ hai của Đảng là đã cho mỗi người một tấm lòng nhân đạo, một trái tim với tình cảm cao thượng, một nhân sinh quan cộng sản yêu ghét, phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. Điều cần nhấn mạnh ở đây là Ara-gông đã dùng cái cụ thể (MẮT, LÒNG) để chỉ cái trừu tượng (Công ơn của Đảng là đã làm biến đổi, phát triển trí tuệ, tâm hồn mỗi người). Cách nói này giản dị, gần gũi, quen thuộc với cách nói của quần chúng Nhân dân. Có thể nói, câu thơ mở đầu “Đảng đã cho tôi sáng mắt, sáng lòng” giàu tính chân thật, bộc trực, giàu sự cô đúc, giàu tính biểu tượng, khỏe chắc như một lời khẳng định dứt khoát.

Ba câu thơ tiếp theo diễn tả tâm trạng của nhà thơ khi chưa được gặp Đảng:

Trước như tuổi thơ tôi nào biết được

Máu tôi đỏ và tim tôi yêu nước

Tôi chỉ biết là đêm tối mênh mông”.

Lời tâm sự ở đây rất chân tình, chân thật: “Trước như tuổi thơ tôi nào biết được, Máu tôi đỏ và tìm tôi yêu nước”. Những câu thơ làm hiện lên một quá khứ khi chưa có Đảng. Ara-gông nhắc đến thời thơ ấu của mình, đó là những ngày “tuổi thơ” tâm hồn như tờ giấy trắng, hồn nhiên, trong trắng, vô tư, không biết gì và không nghĩ gì về Tổ quốc, về vận mệnh đất nước, nhân dân, chỉ biết ăn ngủ, vui chơi, ca hát, học hành. Sự chân thực ở đây bắt đầu từ một tấm lòng, một trái tim biết giãi bày, chia sẻ những nỗi niềm tâm sự. Và đó chính là cơ sở để tạo nên sắc thái riêng của một hồnthơ: “Tôi chỉ biết là đêm tối mênh mông”. Câu thơ như lời tâm sự chân thành. Ở đây, hình ảnh thơ rất đậm nét, cụm từ “đêm tối” được đặt bên cạnh tính từ “mênh mông cùng với từ “chỉ” đã nhấn mạnh được sự bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát, luẩn quẩn trong cuộc sống, trong hướng đi của mỗi người khi chưa gặp Đảng. Giọng thơ chậm rãi, hơi thở buồn bã, tiếng thơ quằn quại đầy bế tắc, ba câu thơ bộc bạch một nỗi đau từng thấm tận tim gan: Câu thơ Ara-gông gợi nhớ câu thơ Tố Hữu trong bài: “Một nhành xuân” viết nhân dịp kỷ niệm năm mươi năm thành lập Đảng (1980): “Từ vô vọng, mênh mông đêm tối/Người đã đến chói chang nắng dọi/Trong lòng tôi, ôi! Đảng thân yêu!”.

Như vậy, phần thứ nhất của bài thơ (4 câu đầu) là nỗi lòng tác giả khi chưa bắt gặp ánh sáng của Đảng. Phần thứ hai so với phần thứ nhất có sự đối lập, tương phản trong chủ đề, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, giọng thơ, hơi thơ. Niềm vui sướng, niềm hạnh phúc ngập tràn từ khi gặp Đảng được dồn nén trong hàng loạt cụm từ, động từ, tính từ... “dạy dỗ”, “sướng vui”, “đau khổ”, “tình yêu”, “căm giận hóa lời ca”, “Đảng tôi ơi!”, “cảm ơn Người!”...

“Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng

Đảng tôi ơi! Cám ơn Người dạy dỗ

Từ ấy lòng tôi sướng, vui, đau khổ

Và tình yêu, căm giận hóa lời ca

Đảng cho tôi màu sắc nước non nhà”.

Diễn tả tâm trạng từ ngày được tiếp nhận lý tưởng của Đảng, Ara-gông đã viết những câu thơ mang đến cho người đọc một sức sống mới, một diện mạo mới, tràn ngập sự lạc quan, tin tưởng, hiện lên như sức mạnh của lý tưởng cộng sản, cuồn cuộn nhựa sống và tin yêu. Hồn thơ tinh tế, tươi mới, giàu suy tưởng trong chiều kích của thơ. Ta thấy giọng thơ phấn chấn, đầy hứng khởi, giàu khí thế, hơi thơ dồn dập, tâm trạng thơ bừng bừng, các câu thơ miêu tả sâu sắc những cảm nhận, những tiếp nhận, những gì mà Đảng kính yêu mang lại cho mỗi người, đồng thời toát lên sự say mê lý tưởng Đảng, niềm kính yêu, lòng ngưỡng mộ, tình cảm quý trọng, lòng biết ơn đối với Đảng hóa lời ca”, chỉ có ba tiếng thôi mà khẳng định được một sự thật: Đảng đã cho ta một niềm vui lớn, tinh thần lạc quan vô bờ bến để vượt mọi khó khăn đi tới thng lợi. Niềm vui thiêng liêng khi được gặp lý tưởng được bộc lộ rõ qua nỗi xúc động, bồi hồi, rạo rực, kết hợp được tự sự với trữ tình, cảm xúc với miêu tả. Với câu thơ thứchín, Ara-gông đã sáng tạo thêm một hình tượng thơ nữa, vừa mới mẻ, cách tân, vừa mang vẻ đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ: “ĐẢNG CHO TÔI MÀU SẮC NƯỚC NON NHÀ”. Đây lại là một hình tượng thơ tượng trưng giàu tính khái quát, giàu chất suy tưởng.

Ngắn gọn - Chỉ mười câu thơ - Ara-gông, với nhạy cảm của một thi sĩ mà nơi thẳm sâu của tâm hồn day dứt tình yêu lớn đối với Đảng đã đứng ở tư thế người công dân mà bộc bạch tình cảm, tấm lòng mình. Mạch thơ cuồn cuộn, cuốn hút người đọc theo cảm xúc nồng nhiệt của nhà thơ. Tư tưởng chính trị đã hòa điệu và ăn nhập với âm hưởng thơ ca.

Ara-gông đã có cách nói gần gũi, cụ thể để thể hiện nét vĩ đại trong công ơn của Đảng. Rõ ràng bài thơ thêm một lần nữa khẳng định rằng cái vĩ đại của Đảng không hề ở đâu xa, cái vĩ đại ấy nằm ngay trong đời sống hàng ngày, trong sáng tạo của Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở đây, chúng ta cũng ghi nhận thêm tài dịch thơ của Tố Hữu, tài phổ nhạc của Phạm Tuyên đã làm cho bài thơ đi sâu thêm vào hàng triệu trái tim người./.