Cựu
chiến binh (CCB) Tăng Tiến Huỳnh năm nay 68 tuổi, 50 năm tuổi Đảng, tại xã Thọ
Thành (Yên Thành), là Chủ nhiệm HTX làng nghề mây đan thắng lợi.
Cựu chiến binh Tăng
Tiến Huỳnh tại Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Lợi sản xuất kinh doanh hàng mây
tre đan xuất khẩu.
Ông sinh ra
trong một gia đình nông dân nghèo, ông cha trước đây ngoài làm ruộng, còn có
nghề đan rổ rá đem ra chợCuồi để bán. Năm 1974, Tăng Tiến Huỳnh xung phong lên
đường nhập ngũ và được biên chế vào Ban Cơ yếu của Cục tham mưu Tổng cục PK-KQ,
năm 1978 phục vụ ở chiến trường Lào. Từ năm 1983 - 1997 là Phó ban Cơ yếu của Cục
Tham mưu, Tổng cục PK-KQ. Cuối năm 1997
vì sức khỏe yếu, cấp trên cho về nghỉ hưu với quân hàm đại úy, thương binh 4/4.
Về địa phương, năm 2003 ông được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộxóm Lạc Thổ, xã
Thọ Thành. Cũng trong năm 2003 xã thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp, gồm có 12
xã viên, anh đã xung phong tham gia. Vốn của HTX ban đầuchỉ có 47 triệu đồng, do
anh em đóng góp. HTX mua nguyên vật liệu, tổ chức đan một số mặt hàng xuất khẩu.
Những sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Trong 3 năm (2003 - 2006) HTX làm ăn
thua lỗ, xã viên chán nản, một số làm đơn xin ra, nguy cơ bị phá sản. Nhưng bản
lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ” ông không thể
rời trận địa, bỏ trận địa phải tìm hướng đi để cứu lấy làng nghề. Nhiều đêm trằn
trọc suy nghĩ, ông quyết định khoác ba lô đi khắp từBắc vào Nam, ở đâu có làng
nghề là đến tham quan học tập và tìm hướng đi để vực dậy làng nghề.Năm 2008 đại
hội xã viên, ông được bầu làm Chủ nhiệm HTX thủ công mỹ nghệ. Để duy trì việc sản
xuất và lấy lại uy tín, ông đi vay mượn tiền khắp nơi để quay vòng vốn, mặt
khác chủ động phối hợp với trung tâm khuyến nông và tư vấn của tỉnh, Trung tâm
dạy nghề đan cho xã viên. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND xã Thọ
Thành, cấp cho HTX 1000 mét vuông đất bên cạnh chợ Cuồi, một trung tâm buôn bán
sầm uất để xây dựng trụ sở và kho xưởng. Song song với việc mở lớp đào tạo nghề
cho con em nông dân, ông luôn luôn chú trọng việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Ông đã gửi hàng đi tham gia triển lãm ở Hồng Công, Đức, Nhật và được khách hàng
mến mộ. Nhờ vậy sản phẩm của HTX ngày càng có chỗ đứng vững chắc. Mấy năm gần
đây, ông đầu tư trên 1tỷ đồng để mua máy xén, máy chẻ tinh, trang bị cho các
làng nghề. Đến nay toàn huyện có 7 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là làng
nghề chế biến mây tre đan xuất khẩu, với trên 2000 xã viên. HTX Thắng Lợi do
ông làm Chủ nhiệm cung cấp nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, nên các làng
nghề ngày càng phát triển. Từ năm 2010 đến nay doanh thu của HTX đạt bình quân
từ 4 đến 5 tỷ đồng/năm. Nhờ nổ lực xây dựng đào tạo nghề cho người lao động
nông dân nên được UBND tỉnh, UBND huyện, liên minh HTX Việt Nam tặng nhiều bằng
khen, giấy khen. Những ngày cuối năm 2024, HTX đã xuất được lô hàng trên 35.000
các chậu cây cảnh, lọ hoa, túi xách mây đan để phục vụ những ngày tết cổ truyền
của dân tộc, với giá trị trên 320 triệu đồng và đã ký hợp đồng một số đơn đặt
hàng xuất khẩu,như: Đức, Pháp, Ý trên 50.000 sản phẩm. Phấn đấu trong năm 2025
đạt doanh thu trên 10 tỷ đồng. Nhìn cơ ngơi của HTX và không khí làm việc của
bà con làng nghề nơi đây ai ai cũng cảm phục người Chủ nhiệm liên tục 16 năm đã
vực lại làng nghề trên quê lúa, một CCB, thương binh làm theo lời Bác dạy./.
Bài và ảnh: Trường Sơn