Quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam-nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi
Bị thảm bại trên cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam năm 1972, Mỹ buộc
phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam, rút hết quân chiến đấu khỏi miền Nam. Thời cơ lớn cho cuộc
kháng chiến của dân tộc ta xuất hiện.
Để định ra phương lược cho cách mạng miền Nam, ngày 24-5-1973,
Bộ Chính trị họp hội nghị mở rộng, xác định: “Đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự,
ngoại giao; kiên quyết đánh bại âm mưu và hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri
của địch; giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, chuẩn bị điều
kiện đầy đủ nhất để có thể chủ động đối phó với địch trong mọi tình huống, sẵn
sàng đưa cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”.
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh
tư liệu
Cụ thể hóa chủ trương chiến lược đó, ngày 25-6-1973, Quân ủy
Trung ương ra Nghị quyết số 90, về tình hình nhiệm vụ quân sự trong giai đoạn
mới, nêu rõ: “Các LLVT ở miền Nam cần nắm
vững chiến lược tiến công, đánh bại mọi hành động lấn chiếm của địch, giành dân
và giữ dân, giữ vững vùng giải phóng và chính quyền cách mạng…”. Theo đó,
dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền, năm 1974, quân và dân
ta liên tiếp tiến công địch, giành nhiều thắng lợi quan trọng; đặc biệt là trận
Nông Sơn - Trung Phước (từ ngày 17 đến 23-7); loại khỏi vòng chiến đấu hơn 10
vạn tên địch, mở rộng vùng giải phóng từ Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ, áp sát Sài
Gòn.
Thời cơ giải phóng miền đã hé mở. Ngày 21/7/1974, tại
Đồ Sơn (Hải Phòng) diễn ra hội nghị quan trọng, do Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn chủ
trì, có sự tham gia của đại diện Quân ủy Trung ương, Cục Tác chiến (Bộ Tổng
tham mưu). Hội nghị đánh giá: “Thời cơ
thuận lợi nhất để nhân dân ta hoàn thành giải phóng miền đã xuất
hiện... Nếu để chậm mươi, mười lăm năm nữa, các thế lực xâm lược được hồi phục
thì tình hình sẽ phức tạp vô cùng… Thời cơ này đòi hỏi phải làm nhanh, làm gọn,
làm triệt để, nhưng phải khôn khéo, có như thế mới tạo được bất ngờ, làm cho
quân địch và các thế lực thù địch khác không kịp trở tay”. Đồng chí Lê Duẩn
giao Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu soạn thảo “Kế
hoạch tác chiến chiến lược giải phóng miền Nam”, trình Bộ Chính trị vào
tháng 9/1974.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến
Dũng, đặc biệt là sự hối thúc mãnh liệt của quân và dân miền Nam, bản Dự thảo “Kế hoạch tác chiến chiến lược giải phóng
miền Nam” đã được “Tổ trung tâm”
Cục Tác chiến hoàn thành ngày 26/8/1974, với nội dung gồm 2 bước: Bước 1
(1975), tranh thủ bất ngờ tiến công lớn và rộng khắp; Bước 2 (1976), thực hành
tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam. Cùng lúc này, ta giành
thắng lợi ở Thượng Đức (Khu 5), góp phần củng cố quyết tâm của Bộ Chính trị.
Từ ngày 30/9 đến 8/10/1974, Bộ Chính trị họp và cơ bản nhất trí
với nội dung bản dự thảo Kế hoạch chiến lược do Cục Tác chiến chuẩn bị; đồng
thời quyết định: “Động viên những nỗ lực
lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến
công và nổi dậy cuối cùng, đánh chiếm Sài Gòn, sào huyệt trung tâm của địch và
các thành, thị khác, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà. Phải
tiến hành mọi công việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo cơ sở vật chất đầy đủ
nhất để đánh mạnh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để. Hội nghị nhất trí
lấy Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu năm 1975”.
Từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/01/1975, Bộ Chính trị họp Hội nghị
mở rộng có các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy từ chiến trường ra tham dự. Đúng lúc
này, tin thắng lợi Đường 14 - Phước Long báo về thực sự là minh chứng sống động
khẳng định quân đội Sài Gòn không còn đủ sức chống chọi với Quân Giải phóng; Mỹ
cũng không thể đưa quân can thiệp trở lại Nam Việt Nam. Bộ Chính trị đã nhanh
chóng thông qua Quyết tâm chiến lược giải phóng miền
trong hai năm 1975-1976, đồng thời dự kiến: “Nếu
thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền vào năm
1975”. Thực hiện quyết tâm chiến lược đó, ngày 04/3/1975, Chiến dịch Tây
Nguyên mở màn và nhanh chóng giành thắng lợi. Tây Nguyên, rồi duyên hải miền
Trung được giải phóng. Ngày 25/3, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, khẳng định: “Với Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, Cuộc
Tổng tiến công chiến lược của ta bắt đầu. Trong suốt 20 năm đánh Mỹ, chưa bao
giờ thuận lợi như lúc này; do đó, phải nắm vững thời cơ chiến lược, tranh thủ
thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động
táo bạo bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng
miền Nam càng sớm càng tốt”. Ngay lập tức, ta mở các chiến dịch Trị - Thiên
và Đà Nẵng, chỉ 5 ngày (từ ngày 26 đến 30-3-1975) đã giành thắng lợi, giải
phóng toàn bộ miền Trung.
Với khí thế “một ngày bằng
20 năm”, theo chỉ thị của Bộ Chính trị: “Nắm
vững hơn nữa thời cơ chiến lược, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất
ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm
nhất, tốt nhất là trong tháng 4 không thể để chậm”, ngày 08/4/1975, tại
Chiến khu Dương Minh Châu, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ tư lệnh Quân Giải
phóng miền Nam, Đoàn A75 đã họp thông qua kế hoạch tác chiến giải phóng Sài Gòn-Gia
Định và công bố quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài
Gòn-Gia Định-Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 26/4/1975, thực hiện mệnh lệnh của Bộ
Chính trị, trên 5 hướng tiến công, các binh đoàn chủ lực Quân Giải phóng nhanh
chóng đánh chiếm các mục tiêu theo phân công; đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4, cờ
giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc
thắng lợi.
Thắng lợi của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, là mốc
son chói lọi minh chứng cho quyết tâm giải phóng miền , thống nhất đất nước không gì có thể lay
chuyển của dân tộc Việt .
Quyết tâm đó được hình thành, từng bước hoàn thiện và được hiện thực hóa trong
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo mưu lược, sáng tạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính
trị, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh… Suốt trong hơn 50 ngày
đêm lịch sử hào hùng, đầy sôi động mùa Xuân 1975. Ý nghĩa và kinh nghiệm từ quá
trình hình thành quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam-nhân tố quan trọng
góp phần làm nên thắng lợi-mãi còn nguyên giá trị, cần được vận dụng sáng tạo
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Ban Biên tập